Bằng lái B1 và B2 khác nhau ở chỗ nào? Sự khác biệt cụ thể, chi tiết giữa bằng B2 và C là gì? Để biết được nội dung này, mời bạn cùng Daylaixemytho cùng nhau tham khảo chi tiết từng phần ở bài viết ngay sau đây.
1. Cơ bản về bằng B1 và B2 và C
Bằng lái xe B1, B2, C là các hạng giấy phép lái xe ô tô cở bản phổ biến, có thể đăng ký học và thi trực tiếp mà không cần thông qua các hạng bằng lái xe khác hiện nay. Các loại bằng này được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, được phép lái các loại xe ô tô theo quy định. Việc phân hạng các loại bằng được quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
1.1 Bằng lái xe B1
Bằng lái xe B1 là loại bằng này cấp cho người điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg, ô tô dùng cho người khuyết tật. Người có bằng B1 không được phép hành nghề lái xe.
1.2 Bằng lái xe B2
Là loại bằng giúp cho chủ sở hữu lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng lái xe B2 được phép hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở giấy phép lái xe hạng B1.
1.3 Bằng lái xe C
Bằng lái xe hạng c là loại bằng lái xe hạng nặng cơ bản. Người có bằng C được phép điều khiển các loại phương tiện:
• Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
• Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
• Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2
Vậy bằng b1 khác gì b2? Nội dung cụ thể sẽ được giải đáp qua phần bên dưới.
2. Vậy bằng B1 và B2 khác nhau ở chỗ nào?
Khi có ý định thi bằng lái xe ô tô, nếu bạn đang băn khoăn về việc nên thi bằng B1 hay B2 thì có thể so sánh ưu nhược điểm giữa hai loại bằng này thông qua những khác biệt sau đây:
2.1 Loại ô tô được phép điều khiển
Bằng B1: Được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe số tự động. Tuy nhiên, không được phép hành nghề lái xe.
Bằng B2: Được lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người sở hữu hạng bằng này được phép hành nghề lái xe.
Vậy ưu điểm của bằng lái B2 so với B1 ở đây là bằng B2 được phép lái cả ô tô số tự động và số sàn ngoài ra còn được phép hành nghề lái xe, kinh doanh vận tải.
2.2 Quá trình học và tiến hành thi sát hạch
Bằng B1: Người học sẽ chỉ học lái xe trên xe số tự động trong suốt thời gian học lái xe B1 số kilomet thực hành DAT là 710km. Quá trình thi sát hạch cũng chỉ thực hiện trên xe số tự động.
Bằng B2 được lái cả số sàn và số tự động tổng số kilomet thực hành DAT 810km: Tuy nhiên khi học lái xe B2 và thi sát hạch sẽ được thực hiện trên xe số sàn vậy nên sẽ khó hơn đôi chút so với B1.
2.3 Mức độ khó dễ
Bằng B1: Có mức độ dễ tương đối.
Bằng B2: Khó hơn B1. Về phần thi lý thuyết bằng B1 thi 30 câu còn B2 thi 35 câu, sự khác biệt cũng không quá nhiều. Độ chênh lệch khó hơn thể hiện ở quá trình vận hành xe ở phần thi sa hình. Nguyên nhân là do vận hành xe số sàn thường rắc rối hơn nhiều so với xe số tự động. Vậy nên đây là một điểm cộng dành cho bằng lái xe B1 so với bằng lái B2.
2.4 Phạm vi sử dụng của từng loại bằng
Bằng B1: Lái xe số tự động 9 chỗ (tính cả ghế ngồi của tài xế). Không được phép đăng kí kinh doanh dịch vụ vận tải. Do vậy tài xế không được phép hành nghề lái xe taxi.
Bằng B2: Bằng lái xe B2 có thể đăng kí dịch vụ vận tải. Chủ sở hữu bằng B2 có thể làm các dịch vụ vận tải như lái xe taxi, lái ô tô dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải, lái máy kéo kéo rơmooc 3,5 tấn.
2.5 Khác nhau ở thời hạn sử dụng
Bằng lái hạng B1: Sẽ cấp đến 55 tuổi với nữ, 65 tuổi với nam. Nếu bằng B1 cấp sau 45 tuổi đối với nữ hoặc 55 tuổi đối với nam, thì thời hạn sử dụng sẽ là 10 năm.
Bằng lái hạng B2: Thời hạn cố định là 10 năm sử dụng, sau 10 năm tài xế phải xin cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX).
Trong thị trường đào tạo lái xe ô tô đầy cạnh tranh ngày nay, việc chọn lựa một trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng là một quyết định quan trọng. Công Ty TNHH MTV Thanh Niên Mỹ Tho của chúng tôi là lựa chọn tốt nhất để bạn bắt đầu hành trình trở thành một tài xế thông thạo và tự tin trên đường