Kinh nghiệm lái xe không đạp nhầm chân ga

Sự cố và nhầm lẫn là điều mà khó ai có thể tránh khỏi, kể cả là những tài cứng lâu năm. Tuy nhiên, để hạn chế nhất rủi ro xảy ra, tài xế phải trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết.
Việc chủ động loại bỏ các nguyên nhân chủ quan giúp bạn trở thành một người lái xe giỏi và an toàn. Dưới đây là các nguyên tắc mà bất cứ tài xế nào cũng phải tuân thủ khi lái xe ô tô:

1. Nằm lòng vị trí của chân ga và chân phanh

Để không nhầm lẫn, việc đầu tiên bạn cần làm là luôn luôn nhớ rõ vị trí của chân ga và chân phanh. Bạn nên dành nhiều thời gian tập lái xe để hình thành phản xạ tự nhiên cho chân ga và chân phanh, tránh việc đắn đo hay suy nghĩ lâu khiến bạn không kịp xử lý tình huống. Tùy thuộc vào loại xe mà bạn điều khiển, vị trí của chân ga, phanh và côn (nếu có) sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
  •  Xe số sàn: Bao gồm chân ga, chân côn và chân phanh. Người lái sẽ điều khiển xe bằng cả hai chân. Chân phải dùng để đạp chân ga và phanh, chân trái dùng để đạp côn. Đối với chân điều khiển ga và phanh, chân ga nằm bên phải, còn chân phanh nằm bên trái. Như vậy, theo thứ tự từ trái sang thì sẽ là chân côn, chân phanh (nằm ở giữa) và chân ga.
  • Xe số tự động: Chỉ gồm chân phanh và chân ga. Do đó mà người lái chỉ điều khiển xe bằng một chân. Tính từ bên trái sang theo hướng của người lái thì chân phanh nằm bên trái còn chân ga nằm bên phải.

2. Trả về số P hoặc số N khi đỗ xe hoặc dừng trong thời gian ngắn

Đây là nguyên tắc giúp tài xế loại bỏ sự chủ quan trong khi điều khiển phương tiện. Khi dừng xe tạm thời, người lái nên chuyển về số N và kéo phanh tay để xe dừng hẳn. Khi muốn dừng lâu hoặc đỗ xe trong thời gian dài, tài xế nên chuyển về số P đồng thời không quên kéo phanh tay để đảm bảo an toàn. Bất kỳ ai khi học lái xe ô tô cũng nên lưu ý thao tác này để hình thành thói quen tốt giúp điều khiển xe đúng cách và không gây nguy hiểm.

3. Sử dụng giày dép và trang phục phù hợp

Chị em phụ nữ thường yêu thích những đôi giày cao gót cùng trang phục theo nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, giày cao gót là đại kỵ khi lái xe bởi đôi giày này khiến bạn khó cảm nhận chân ga và chân phanh cũng như không thể áp dụng nguyên tắc “Rời chân ga, rà chân phanh”. Thêm vào đó, không phải trang phục nào cũng phù hợp để lái xe, nhất là những bộ quần áo rườm rà, có nhiều phụ kiện dễ gây vướng víu và nhầm lẫn khi thao tác. 
Có một số người còn nhầm lẫn khi cho rằng có thể điều khiển xe với chân trần không mang giày dép. Nhiều chị em mang cao gót sẽ tháo giày và đi chân trần khi điều khiển xe. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm bởi chân trần dễ bị tổn thương, đồng thời cũng khiến tài xế không đủ lực khi đạp ga và phanh dẫn đến nguy hiểm.

4. Quy tắc “Rời chân ga, rà chân phanh”

Quy tắc “Rời chân ga, rà chân phanh”, hay dễ hiểu hơn là tại xế cần luôn luôn tì gót chân phải lên sàn xe trong suốt quá trình di chuyển. Đặc biệt là khi điều khiển xe số tự động, tài xế cần thoải mái với việc chỉ sử dụng chân phải, còn chân trái để ở trạng thái thoải mái và rảnh rỗi, hạn chế gồng chân phải quá nhiều dễ gây mệt mỏi, mất tập trung.
Hướng dẫn cụ thể cho quy tắc này như sau:
  • Tư thế chuẩn bị trước khi khởi động xe và di chuyển của tài xế chính là chân phải đặt gần chân phanh. Nhấc mũi chân lên để xoay hướng về chân ga hoặc chân phanh, trong khi đó vẫn luôn tì gót chân dưới sàn để làm điểm tựa.
  • Trong khi di chuyển, tài xế linh hoạt thay đổi hướng của mũi chân phải theo hình chữ V để đạp ga hoặc phanh tùy vào tình huống. Tập thành phản xạ cho chân phải khi rời ga sẽ ngay lập tức rà vào chân phanh để kịp thời giảm tốc hoặc dừng xe khi cần thiết.

5. Giữ trạng thái tỉnh táo, sẵn sàng xử lý mọi tình huống

Tránh xa rượu, bia, đồ uống có cồn hay chất kích thích là quy định của pháp luật giúp tài xế giữ trạng thái tỉnh táo khi điều khiển xe. Đồng thời, người lái cũng cần chủ động tránh xa mọi nguyên nhân có thể gây xao nhãng, mất tập trung như điện thoại, ăn uống, trang điểm,… tập trung mọi sự chú ý vào việc quan sát và điều khiển phương tiện. Mọi tình huống đều có thể xảy ra khi bạn lái xe. Chính vì vậy mà tâm lý sẵn sàng ứng phó với những tình huống bất ngờ sẽ giúp bạn tự tin điều khiển phương tiện an toàn.
 

6. Chỉ sử dụng một chân để đạp ga và phanh

Nguyên tắc này là dành cho những tài xế có tư thế ngồi sai khi lái xe. Thiết kế của nhà sản xuất đã tối ưu để tài xế sử dụng chân phải cho cả ga và phanh. Tuyệt đối không cố gắng dùng cả hai chân để điều khiển làm mất trạng thái thoải mái, từ đó dễ gây ra tai nạn do đạp nhầm chân ga.

7. Làm quen với xe khi điều khiển xe lạ

Khi điều khiển xe lạ, nhất là sự thay đổi giữa xe số sàn và số tự động, tài xế cần dành thời gian làm quen với các bộ phận trên xe. Khi bắt đầu đi, tài xế nên lái với tốc độ chậm để quen với hệ thống lái cũng như ga và phanh trên xe. Đây là việc làm cần thiết giúp người lái thích nghi với chiếc xe mình đang điều khiển, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.
 
 
Đạp nhầm chân ga là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những vụ tai nạn kinh hoàng đầy thương tâm. Hậu quả để lại của tai nạn giao thông là không thể lường trước được, chính vì vậy mà mỗi tài xế phải chủ động loại bỏ mọi nguyên nhân chủ quan có thể gây nhầm lẫn, đồng thời khi lái xe phải luôn luôn tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, hạn chế nhất rủi ro xảy ra sự cố đạp nhầm chân ga.
 

Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín tại Mỹ Tho, hãy truy cập www.daylaixemytho.vn để biết thêm chi tiết về các khóa học và ưu đãi hiện có. Công Ty TNHH MTV Thanh Niên Mỹ Tho cam kết mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất và giúp bạn đạt được bằng lái xe nhanh chóng và an toàn.

Công Ty TNHH MTV Thanh Niên Mỹ Tho đã khẳng định uy tín và chất lượng trong suốt nhiều năm hoạt động. Đây là nơi đáng tin cậy để bạn lựa chọn khi có nhu cầu học lái xe ô tô tại Mỹ Tho và các khu vực lân cận.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DAYLAIXEMYTHO.VN

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:  Mỹ Tho, Tiền Giang.   Điện thoại: 0937.111.269   Email: daylaixemytho@gmail.com   Website: https://www.daylaixemytho.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
.
.