Trong hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam, vạch kẻ đường là một bộ phận không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông thường không hiểu hết được ý nghĩa của tất cả các loại vạch kẻ đường. Hãy cùng daylaixemytho.vn tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng.
I. Vạch kẻ đường là gì?
Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tất nhiên người tham gia giao thông cần phải chấp hành vạch kẻ đường này.
Vạch kẻ đường có thể dùng kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông; Hoặc dùng độc lập. Lưu ý người lái xe cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông nếu trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông.
Về màu sắc, có 2 dạng vạch kẻ đường chính là: vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.
Về hình dạng, tùy theo nhiệm vụ, vạch kẻ đường có thể được thể hiện dưới dạng nét liền hoặc nét đứt, tạo thành hình con thoi, mắt võng, xương cá chữ V…
Bảng tổng hợp các loại vạch kẻ đường.
II. Kích thước của từng loại vạch kẻ đường
Có nhiều loại kích thước vạch kẻ đường khác nhau như kích thước vạch kẻ đường cho xe máy, ô tô, kích thước vạch kẻ đường cho người đi bộ, vạch kẻ cấm dừng, vạch kẻ đường cấm đỗ xe … Mỗi loại sẽ có kích thước khác nhau chia thành từng nhóm riêng như:
1. Nhóm vạch phân chia tim đường.
- Vạch dạng đơn, nét đứt: có độ rộng 15cm, nét liền dài từ 1 – 3m sẽ đứt khúc 1 lần, khoảng đứt dài 2m – 6m.
- Vạch chia tim đường dạng đơn, có nét liền: có chiều rộng khoảng 15cm, dài xuyên suốt đoạn đường.
- Vạch chia tim đường dạng đôi, có nét liền: 2 vạch song song và chiều rộng 15cm bằng nhau, giữa hai vạch cách nhau từ 15 – 50cm.
- Vạch chia tim đường dạng đôi, có 1 nét liền và có 1 nét đứt: 2 vạch song song và chiều rộng khoảng 15cm, giữa hai vạch cách nhau khoảng 15 – 50cm. Vạch liền chạy dài suốt đường được quy định, còn vạch đứt có đoạn liền nhau dài khoảng 1 – 3m, khoảng đứt dài 2 – 6m.
- Vạch đôi phân ranh giới giữa các làn: có chiều rộng 15cm, giữa hai vạch khoảng cách từ 15 – 20cm, đoạn có nét liền dài 1 – 2m, khoảng trống dài từ 3 – 6m.
2. Nhóm vạch phân chia đường chạy một chiều.
- Vạch chia đường chạy cùng chiều có dạng đơn và nét liền: có chiều rộng khoảng 15cm, và chiều dài xuyên suốt đoạn được quy định.
- Vạch chia đường chạy cùng chiều có dạng đơn và nét đứt: chiều rộng vạch khoảng 15cm, đoạn nét liền chiều dài 1 – 3m, khoảng trống chỗ đứt khúc chiều dài 3 – 6m.
- Vạch giới hạn làn ưu tiên, nét liền hoặc nét đứt: có chiều rộng của vạch khoảng 30cm.
3. Nhóm vạch mép đường.
- Vạch mép đường có dạng đơn và nét đứt: bề rộng 15cm – 20cm, chỗ đoạn nét liền chỉ khoảng 60cm, đoạn đứt khúc khoảng trống cũng chỉ 60cm.
- Vạch mép đường có dạng đơn và nét liền: có chiều rộng vạch khoảng từ 15 – 20cm.
III. Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng?
Trong bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết sẽ có một câu hỏi nhắc đến vạch kẻ đường, có thể rất nhiều người đang tìm hiểu về định nghĩa và đáp án đúng của nó chúng tôi xin được đưa ra đáp án như sau:
Câu 3 ” vạch kẻ đường” được hiểu thế nào là đúng?
Đáp án 1: Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
Đáp án 2: vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân biệt vị trí dừng, đỗ trên đường
Đáp án 3: tất cả các ý nêu trên.
TRẢ LỜI:
Đáp án 1 giải thích Vạch kẻ đường không tính vị trí đỗ, chỉ xét bị trí dừng.
Đối với nhiều người thật khó để có thể biết được vạch nào xe máy và vạch nào xe ô tô được hay không được đi lên. Đầu tiên bạn cần chú ý vào màu sắc của vạch kẻ đường để hiểu được ý nghĩa của nó là như thế nào.
Vạch kẻ đường chỉ sự phân chia làn đường cùng với hướng đi. Trong đó vạch kẻ màu vàng để phân biệt làn ngược chiều tức ngắn cách phân biệt rõ ràng giữa 2 chiều đường ngược nhau, vạch đứt được đè lên và không được đè đối với vạch liền.
Với vạch kẻ đường màu trắng để nhận biết làn cùng chiều, đây là vạch sử dụng để ngăn cách và phân biệt giữa các làn cùng 1 chiều đường. Tiếp đến là cần nắm được ý nghĩa các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41.
IV. Ý nghĩa vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng?
Theo quy chuẩn mới QCVN 41:2019/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ) có hiệu lực từ ngày 1-7, thay thế cho Quy chuẩn 41:2016. Vạch vàng trắng sẽ được chia theo mục đích và không còn chia theo địa phận như trước kia. Nghĩa là nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng và nhóm vạch phân chia 2 chiều xe chạy có màu vàng. Cụ thể:
1. Ý nghĩa vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng: màu vàng
Hai vạch đứt song song màu vàng (Vạch 1.5)
Vạch này dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Cụ thể, hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi tín hiệu đèn, người điều khiển giao thông, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch một đứt, một liền màu vàng (Vạch 1.4)
Đây là dạng vạch đôi song song gồm một vạch nét liền và một vạch đứt nét phân chia 2 chiều xe chạy ngược nhau. Vạch này được biết đến là vạch 1.4, sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Lái xe lưu ý, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc cắt qua vạch.
Vạch liền đôi màu vàng (Vạch 1.3)
Dạng vạch màu vàng nét liền đôi này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Các phương tiện di chuyển không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông. Đối với trường hợp đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách ở giữa sẽ sử dụng vạch này tại các vị trí cần thiết để cảnh báo và nhấn mạnh mức độ nguy hiểm.
Vạch đơn màu vàng nét liền (Vạch 1.2)
Là vạch phân chia 2 chiều xe chạy, dạng vạch đơn, nét liền. Xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn, đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe.
Vạch đơn màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)
Ý nghĩa tương tự vạch nét liền, nhưng với dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều ở đoạn đường có từ hai làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
2. Ý nghĩa vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng: Màu trắng
Vạch kẻ đường màu trắng được thiết kế với mục đích ngăn cách, phân biệt giữa các làn đường cùng chiều.
Có 2 dạng vạch kẻ đường màu trắng gồm:
Vạch kẻ đường màu trắng
Vạch trắng nét đứt
Vạch trắng nét đứt (vạch 2.1) là vạch đơn, nét đứt đoạn được sử dụng để phân chia làn xe cùng chiều. Khi thấy vạch này, xe được phép chuyển làn đường qua vạch. Khoảng cách giữa các nét đứt của vạch càng dài thì tốc độ được phép lưu thông càng cao.
Vạch đơn trắng nét liền (vạch 2.2)
Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều, nhận biết qua dạng vạch đơn, liền nét. Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe sử dụng làn khác hoặc chuyển làn; xe không được đè lên vạch cũng như không được lấn làn..
Vạch đôi màu trắng nét liền
Nhận biết qua vạch đôi màu trắng có chiều rộng bằng nhau. Là vạch phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch này.
V. Các loại vạch kẻ đường giao thông quan trọng ít người biết đến
1. Vạch hình con thoi màu trắng
Vạch kẻ đường hình thoi được xem như một dạng biển báo giao thông thông báo cho người tham gia phương tiện biết gần đến đường dành riêng cho người đi bộ. Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ đây là vạch 7.6 khi nhìn thấy thông báo ký hiệu hình thoi này trên đường, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người băng qua đường.
Lưu ý: Đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện nhường đường cho người đi bộ băng qua đường.
2. Vạch xương cá chữ V
Đây là loại vạch kênh hóa dòng xe theo quy chuẩn 41/2016, nghĩa là dùng để chia dòng phương tiện thành 2 hướng đi. Chỉ trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ mới được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này, còn lại thì không được phép đi vào vùng vạch này. Ví dụ một hướng đi phía dưới cầu vượt, một hướng lên cầu vượt.
3. Vạch mắt võng tại ngã tư
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn 41/2019 do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực thi hành từ 1/7. Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người lái xe không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh tắc nghẽn giao thông.
Trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh và giúp cho người lái xe phân biệt rõ hơn vì đi kèm nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải (Đồng nghĩa với việc đây là làn đường dành riêng cho rẽ phải). Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng tiếp tục đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “Không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”. Nếu xe đi thẳng qua làn này cả khi đèn xanh và đèn đỏ đều vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.
Vậy nên, vạch kẻ mắt võng xuất hiện thì người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này. Và nếu trường hợp trong vạch mắt võng không có mũi tên chỉ đường. Nếu đèn đỏ mà bạn dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường. Còn nếu đèn tín hiệu xanh và bạn đi thẳng qua vạch mắt vòng thì không vi phạm luật.
4. Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao
Vạch được dùng để tạo không gian dừng cho các phương tiện rẽ trái sau khi đã vượt qua vạch dừng trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái. Khi hết thời gian cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng chưa vượt quá khu vực giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái trong nút giao thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ.
VI. Hướng dẫn cách tránh các lỗi đè vạch kẻ đường vàng
Nếu muốn hạn chế tối đa việc vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường màu vàng khi tham gia giao thông, người lái xe cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Chú ý quan sát vạch kẻ đường
Việc quan sát vạch kẻ đường khi tham gia giao thông sẽ giúp bạn tránh mắc lỗi đè vạch kẻ đường đáng kể và giúp hình thành thói quen quan sát vạch kẻ đường mỗi khi lái xe. Việc này không những vừa đảm bảo an toàn mà còn loại bỏ khả năng bị CSGT “thổi còi”.
Nguyên tắc 2: Nắm rõ ý nghĩa của từng vạch kẻ đường màu vàng
Như đã nêu rõ ở trên, bạn cần nắm rõ ý nghĩa cửa các loại vạch kẻ đường màu vàng. Chỉ cần nhớ đơn giản như sau, vạch liền thì bạn phải di chuyển theo hướng muốn đi trước khi vào khu vực đó, đảm bảo không được đè vạch. Còn nét đứt các bác tài được di chuyển sang làn theo hướng di chuyển khác mà phải chuyển xong trước khi đến vạch dừng xe.
Nguyên tắc 3: Có ý thức chấp hành tuân thủ luật giao thông
Là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất không những giúp bạn tránh vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường mà còn giúp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Một khi bản thân người lái xe ý thức được việc tuân thủ luật giao thông sẽ chủ động quan sát cũng như tìm hiểu nguyên tắc và yêu cầu của các loại vạch kẻ đường
Trên đây là những thông tin đầy đủ về vạch kẻ đường. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixemytho.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín tại Mỹ Tho, Tiền Giang. hãy truy cập ngay www.daylaixemytho.vn để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học và ưu đãi hiện có.
Công Ty TNHH MTV Thanh Niên Mỹ Tho là trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín, cam kết sẽ mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất và giúp bạn đạt được bằng lái xe nhanh chóng và an toàn.
Công Ty TNHH MTV Thanh Niên Mỹ Tho đã khẳng định vị thế cũng như uy tín và chất lượng trong suốt nhiều năm hoạt động. Đây là nơi đáng tin cậy để bạn lựa chọn khi có nhu cầu học lái xe ô tô tại Tiền Giang và các khu vực lân cận.
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/taisaochon-1.png)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/1.png)
Đội Ngũ Giảng Viên Kinh Nghiệm và Chuyên Nghiệp
Các giảng viên không chỉ có kiến thức sâu rộng về luật giao thông và kỹ năng lái xe, mà còn có khả năng truyền đạt dễ hiểu và thân thiện.
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/2-1.png)
Chương Trình Đào Tạo Bài Bản và Đa Dạng
Chương trình đào tạo được xây dựng một cách khoa học và bài bản, cung cấp nhiều khóa học nâng cao giúp học viên rèn luyện kỹ năng trong nhiều tình huống giao thông khác nhau.
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/3.png)
Cơ Sở Vật Chất Hiện Đại và Tiện Nghi
Cơ sở vật chất với trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy hiện đại. Các xe học lái đều là các dòng xe đời mới, được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/4.png)
Hỗ Trợ Tận Tâm và Linh Hoạt
Luôn đặt lợi ích của học viên lên hàng đầu với dịch vụ hỗ trợ tận tâm và đa dạng. Thời gian học linh hoạt, giúp bạn dễ dàng sắp xếp và tham gia các buổi học mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/10/z5905163885472_0333516c9021becad87a407c781f4430-scaled.jpg)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/10/z5905163929269_748a6eb05d97804665313015d10a6380-scaled.jpg)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/10/z5905163897749_901b43a5aa1374661ab221df8857cba4-scaled.jpg)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/10/z6069990742331_4f9c089af9f7744ea8c747a78edd45c1-scaled.jpg)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/10/z6069990791564_61ad9ca66ef922cdff77fb8b8b8fc834-scaled.jpg)
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/07/z6069990689338_19bcb39d7e4345512d00f5de3ec9f8a8-scaled.jpg)
Một số hình ảnh về DAYLAIXEMYTHO.VN
![](https://daylaixemytho.vn/wp-content/uploads/2024/03/ALO.png)